Chăm lo con người và vì con người không chỉ là mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội mà còn là mục tiêu cao cả thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu đó các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển. Quan điểm đó tiếp tục được thể hiện sâu sắc qua Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 24/11/2023 “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một di sản vô giá của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Kế thừa truyền thống quý báu đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam luôn phát huy vai trò của mình trong tập hợp và xây dựng khối đoàn kết dân tộc bền vững. Ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ban hành Nghị quyết 43-NQ/TW “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”; Nghị quyết sẽ là cơ sở để MTTQ Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn mới.
Chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước và của toàn thể nhân dân. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã xác định mục tiêu, nội dung và hình thức triển khai và đã đạt được những kết quả nhất định đó là các khu dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, tỉnh khang trang hơn, sạch đẹp hơn, kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, nếp sống văn minh, hiện đại hơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực… Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình xây dựng NTM còn một số hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế, bài viết đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn hiệu quả trong quá trình xây dựng NTM thời gian tới.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả tích cực. Đóng góp vào các kết quả đó là do Phú Thọ đã có nhiều cơ chế, chính sách để ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới và trong sản xuất nông nghiệp; áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề môi trường trong nông nghiệp,… Khắc phục những hạn chế, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để xây dựng một nên nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đặt ra.
Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Thọ có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi mới tư duy và tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và giữ vững.
Phú Thọ là vùng Đất Tổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam với bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Vị trí ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội; nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - tuyến hành lang đã hoàn thiện về hạ tầng kết nối và phát huy vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực miền Bắc đã tạo cho Phú Thọ nhiều thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế. Ngày 05/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới cho Phú Thọ trong tiến trình phát triển của tỉnh và đất nước.
Nghị quyết số 45-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới” đã nhấn mạnh những nội dung cơ bản, cốt lõi của việc tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Bài viết trên cơ sở khái quát quan điểm cơ bản của Nghị quyết số 45-NQ/TW, tác giả trình bày thực trạng và một số giải pháp để tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hướng tới mục tiêu trường chuẩn; góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
Trải qua 93 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên cùng dân tộc và thời đại, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, sự sáng tạo, đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Nội dung bài viết khái quát những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò của công tác giảng dạy lý luận chính trị đối với việc góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Để viết được những bài chính luận với chất lượng chuyên môn cao thể hiện sâu sắc tính Đảng, tính luận chiến, tính chiến đấu, theo phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ, lan tỏa các nghị quyết quan trọng của Trung ương khóa XIII... yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên là phải tăng cường hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng, phương pháp viết chính luận để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phát triển nông nghiệp. Tư tưởng của Người về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là những chỉ dẫn quý báu, đặt nền móng cho Đảng ta đề ra quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp, hiệu quả ở mỗi vùng, địa phương, vì mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Liên kết vùng đang là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển các địa phương, vùng miền. Đây cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Để Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du, miền núi phía Bắc thì cần phải đẩy mạnh liên kết vùng và cần có những quan điểm đúng đắn, giải pháp hiệu quả.
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VIII - Năm 2023 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20/9/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh, do Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân và các cơ quan của thành phố, Ban Giám đốc, tập thể cán bộ, giảng viên, người lao động, học viên, sinh viên của Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất để Hội thi diễn ra thành công tốt đẹp, tạo nên những ấn tượng sâu đậm về quy mô, sự tận tình, chu đáo đối với các đại biểu tham dự Hội thi.
Đảm bảo an sinh xã hội từ lâu đã được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong thời gian qua, với sự quan tâm và đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân ta, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Việt Nam đạt được nhiều kết quả tốt đẹp góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn mới. Qua 05 năm triển khai, với sự quyết tâm của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bản các quan điểm sai trái, thù địch đã có nhiều chuyển biến tích cực; bám sát và phục vụ hiệu quả công tác xây dựng, chính đốn Đảng, kịp thời làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cá nhân, mở rộng tầm nhìn và nâng cao kiến thức toàn diện. Đối với học viên Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ, văn hóa đọc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình học tập tại trường, và gắn bó với họ trong suốt quá trình công tác sau này.