Ngày 19/4/2024, Chi đoàn Thanh niên phối hợp với phòng Tổ chức, Hành chính, Thông tin, Tư liệu tổ chức Lễ khai trương phòng đọc mở và Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024 tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ. Tới dự và chỉ đạo chương trình có đồng chí: Đỗ Tùng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; các đồng chí trong Ban Giám hiệu; cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường.
Nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân thuộc các giai tầng, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ, nắm vững, triển khai hiệu quả công tác quan trọng này, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”.
Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của người đứng đầu Đảng ta về đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới.
Trường Chính Trị tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Phú Thọ. Nhà trường có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực hiện, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nói chung và ở khu dân cư nói riêng sẽ nảy sinh các vụ việc, sự việc giữa cơ quan nhà nước với người dân, giữa người dân với nhau trong quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đô thị văn minh.
Chuyển đổi số đã và đang là xu thế tất yếu, có tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đối với Việt Nam, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã chính thức được khởi động từ năm 2020 và đang trong giai đoạn tăng tốc với những hành động cụ thể. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về chuyển đổi số, mở đường cho định hướng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên số. Và việc cần phải làm ngay là từng bộ, ngành, địa phương, từng doanh nghiệp và mỗi người dân phải chung tay hành động để đưa chủ trương, chính sách này vào cuộc sống, để thúc đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số quốc gia.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX, thế giới đã có nhiều biến đổi và đứng trước hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu cần có sự chung tay để giải quyết như: tình trạng đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo... Đặc biệt, các nền kinh tế đang chuyển đổi đã phải hướng theo kinh tế thị trường, các chiến lược phát triển do nhà nước đóng vai trò chủ chốt đều đã thất bại.
“Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ” là ấn phẩm do Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ xuất bản hằng năm, với nội dung bao gồm các số liệu thống kê cơ bản, phản ánh khái quát bức tranh về thực trạng kinh tế - xã hội trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ.
Quan hệ quốc tế là một hình thái quan hệ xã hội đặc biệt, vượt ra ngoài những phạm vi quan hệ xã hội nội bộ và những thực thể lãnh thổ; là tổng thể các mối quan hệ tương hỗ trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia và hệ thống các quốc gia.
Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra sôi nổi, có nhiều điểm độc đáo. Trong đó, ở Nam Kỳ là nơi phong trào dân tộc dân chủ diễn ra rất sôi động, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Kỳ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của cách mạng Việt Nam, kết tinh những giá trị cao quý của dân tộc và thời đại.
Giới thiệu sách mới: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM VÀ CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC
Hội thảo lý luận lần thứ 14 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ đề “Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc” là hội thảo thường niên giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng nhằm tăng cường sự giao lưu, học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm quý trong công cuộc đổi mới, xây dựng và quản lý đất nước.
Đồng chí Lương Khánh Thiện là một nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, thấu hiểu nỗi khổ cực của người dân mất nước, Lương Khánh Thiện đã sớm hình thành tinh thần yêu nước, hun đúc ý chí cách mạng, nhằm đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Cán bộ và công tác cán bộ giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bày Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lực, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”; “Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”.